Video Clip

The player will show in this paragraph

   
liên minh hợp tác xã tp.hcm
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

1.      VỊ TRÍ CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM KỲ CỦA QUỐC HỘI

-         Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-         Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

-         Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm.

2.      VỊ TRÍ CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM KỲ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

-         Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

-         Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

-         Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm.

3.      ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

a/ Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

b/ Vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

c/ Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

-         Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiếp pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

-         Có phấn chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật, có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền vá các hành vi vi phạm pháp luật khác.

-         Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

-         Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

-         Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, hội đồng Nhân dân.

4.      NGUYÊN TẮC BẦU CỬ

Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

5.      NGÀY BẦU CỬ

CHỦ NHẬT, NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 2016

6.     CỬ TRI

-         Cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tính đến ngày bầu cử được công bố, đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.

-         Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri (ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú).

-         Danh sách cử tri được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn và tại những địa điểm công dân của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và niêm yết để Nhân dân kiểm tra.

7.      QUYỀN BẦU CỬ CỦA CỬ TRI

Cử tri có quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ba cấp (Thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn).

Trường hợp cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có trụ sở trên địa bàn Thành phố; cử tri từ tỉnh, thành phố khác đến Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đã niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã có danh sách cử tri và có giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký và có tên trong danh sách cử tri, thì được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố.

Trường hợp cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng; cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân đóng quân tại Thành phố Hồ Chí Minh, cử tri là công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, nếu xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại nơi đăng ký tạm trú, thì được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, quận, huyện.

 

 (Nguồn: Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ (2006-2021)-Tiểu ban tuyên truyền). 

Các tin khác:
Các trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26